Có trường dành gần 1.000 chỉ tiêu cho đợt 2
Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho hay đã thống kê thí sinh của các tỉnh như Quảng Nam, Đà Nẵng đăng ký vào trường để chia chỉ tiêu đợt 2 cho phù hợp.
Theo thống kê, trường có khoảng 20.000 nguyện vọng đăng ký xét tuyển, trong đó số thí sinh từ Quảng Nam và Đà Nẵng chỉ hơn 500 nguyện vọng. Do vậy, chỉ tiêu cho đợt 2 sẽ căn cứ vào tỷ lệ nguyện vọng sau khi thí sinh có điểm và điều chỉnh nguyện vọng.
![]() |
Các trường ĐH sẽ để chỉ tiêu xét tuyển cho thi tốt nghiệp thpt đợt 2 |
Ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT, cho biết chỉ tiêu xét tuyển đợt 2 sẽ được tính theo chỉ tiêu 2020 của trường và dựa trên phân bố thí sinh nhập học những năm trước từ các khu vực chưa thi đợt 1.
Theo đó, chỉ tiêu tuyển sinh của Trường ĐH FPT năm nay là 7.800 thí sinh tại 4 cơ sở Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Cần Thơ. Ước tính sơ bộ, mỗi năm trường có khoảng 10% thí sinh đến từ Đà Nẵng, Quảng Nam. Do vậy, số chỉ tiêu năm nay dành cho 2 địa phương này là 10%, tương đương khoảng 800 chỉ tiêu.
Tại Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, ông Phạm Thái Sơn, Trưởng phòng Đào tạo, cho hay trường sẽ để khoảng 10% đến 20% chỉ tiêu xét tuyển cho thí sinh thi tốt nghiệp đợt 2, tùy theo theo từng ngành cụ thể. Ước lượng tổng chỉ tiêu cho đợt này khoảng 800 thí sinh.
Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nha Trang, ông Tô Văn Phương cho biết nhà trường đang rà soát lại số thí sinh đăng ký xét tuyển. Do thí sinh ở khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đăng ký không nhiều nên trường để khoảng 100 chỉ tiêu xét tuyển cho đợt 2 thi tốt nghiệp.
Tính toán sau khi có số liệu
Trong khi đó, nhiều trường đại học chưa có con số cụ thể nhưng khẳng định sẽ dành chỉ tiêu xét tuyển cho thí sinh thi tốt nghiệp đợt 2.
Ông Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho biết sẽ phải chờ để biết đợt 2 có bao nhiêu thí sinh dự thi mới điều chỉnh chỉ tiêu xét tuyển cho phù hợp.
Ông Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, thông tin sẽ tính toán dành chỉ tiêu xét tuyển cho thi tốt nghiệp đợt 2 căn cứ lượng thí sinh Đà Nẵng, Quảng Nam vào trường trong những năm gần đây. Việc tính toán sẽ cụ thể theo từng ngành, bởi có những ngành thu hút thí sinh, có những ngành thí sinh lựa chọn ít hơn. Ông Hạ nói hiện chưa biết khi nào sẽ diễn ra đợt 2 thi tốt nghiệp nhưng trường khẳng định sẽ đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.
Trường ĐH Y Dược TP.HCM thì sẽ đợi Bộ GD-ĐT chốt số thí sinh dự thi đợt 1, số thí sinh sẽ thi đợt 2 và có điểm thí sinh điều chỉnh nguyện vọng mới đưa ra con số cụ thể.
Đại diện Trường ĐH Hoa Sen cho biết trường không gặp trở ngại bởi ngay từ đầu đã chuẩn bị 5 phương thức tuyển sinh, trong đó xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT chỉ chiếm 30% chỉ tiêu. Các phương thức khác và dựa theo học lực học bạ THPT chiếm 70%. Khi dịch Covid-19 phức tạp, trường cũng dự phòng chuyển 30% chỉ tiêu xét từ thi tốt nghiệp THPT sang phương thức xét tuyển khác như xét điểm học bạ THPT 5 học kỳ, 6 học kỳ hoặc theo tổ hợp môn xét tuyển, thí sinh nước ngoài, thí sinh đặc cách.
Còn ông Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, cho biết phải chờ Bộ thống kê số thí sinh tham gia thi đợt 1, sau khi có điểm căn cứ số thí sinh đăng ký NV1 vào trường ở khu vực Đà Nẵng – Quảng Nam rồi mới đưa ra con số chỉ tiêu đợt 2 phù hợp.
Ông Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cũng cho hay chỉ tiêu xét tuyển thi tốt nghiệp đợt 2 phụ thuộc vào số lượng thí sinh dự thi đợt đó. Theo ông Nhân, thống kê trước đây số lượng thí sinh từ Đà Nẵng, Quảng Nam đăng ký vào trường không quá nhiều so với tỉnh thành khác, nhưng trường vẫn sẽ phải đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.
Riêng một số trường thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ phải chờ hội đồng tuyển sinh ĐH Quốc gia họp bàn. PGS.TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa, cho biết chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng sẽ có chỉ tiêu xét tuyển cho thi tốt nghiệp đợt 2, dựa trên số thí sinh đăng ký và số lượng trúng tuyển các năm trước từ những địa phương này.
Lê Huyền
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19
Bé Đức Thành 5 tuổi là con trai út của vợ chồng chị Hường. Con bị bệnh ung thư não và đang theo điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP. HCM đã 7 tháng nay. Trước đó, Đức Thành được ba mẹ đưa vào nhập viện trái tuyến và mổ tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Riêng chi phí trong 2 tháng điều trị tại đây hết khoảng 50 triệu đồng. Về sau chuyển về Bệnh viện Ung bướu, có bảo hiểm y tế, chi phí chữa trị mới đỡ tốn kém.
![]() |
Đôi mắt chị Hường lúc nào cũng ngấn lệ vì thương con trai út bị bệnh, con đầu mới học lớp 1 đã phải xa mẹ. |
Tuy nhiên, những ngày đầu mới nhập viện, Đức Thành thường xuyên bị thiếu máu, có lúc sốt co giật, phải sử dụng nhiều thuốc ngoài danh mục bảo hiểm. Sau 2-3 toa thuốc hóa trị, sức khỏe của con mới tốt dần lên.
Từ ngày con đi viện, chị Hường phải nghỉ việc, còn anh Dũng, chồng chị gắng gượng vừa đi làm, vừa chăm sóc con trai cả đang học lớp 1. Thu nhập bấp bênh, không thể chăm lo hết cho 2 con. Có lúc vợ chồng anh bàn tính đưa bé Thành về quê chữa bệnh, nhưng lại lo sợ sẽ làm lỡ dở phác đồ điều trị của con đang theo tại Bệnh viện Ung bướu. Vậy là anh Dũng lại cố gắng làm tăng ca ngoài giờ, mong có thêm chút thu nhập.
Bài viết “Nhói lòng mẹ ôm con ung thư ngủ vạ vật hành lang sau mỗi lần "đánh" thuốc” được đăng tải trên Báo VietNamNet ngày 5/2 đã lay động nhiều trái tim bạn đọc. Số tiền bạn đọc thông qua Báo gửi tới gia đình bé Đức Thành là 31.255.000. Bên cạnh đó, nhiều nhà hảo tâm đã trực tiếp đến bệnh viện để hỗ trợ gia đình con.
![]() |
Chị Nguyễn Thị Hường nhận số tiền 31.255.000 do bạn đọc thông qua Báo VietNamNet gửi tặng. |
Nhận được tạm ứng viện phí do bạn đọc ủng hộ, chị Hường xúc động nghẹn ngào. Thông qua Báo VietNamNet, chị Hường gửi lời cảm ơn chân thành đến bạn đọc đã ủng hộ, giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần, để gia đình vững tin cùng con chiến đấu với bệnh tật.
Khánh Hòa
Gia đình chị Hường có 2 đứa con, đứa học lớp 1, đứa mới 5 tuổi. Nhà nghèo, lại đông anh chị em, phải rời quê vào thành phố lớn mưu sinh, chẳng ngờ con trai út mắc bệnh hiểm nghèo khiến gia đình đứng trước nguy cơ ly tán.
" alt=""/>Bạn đọc ủng hộ bé Đức Thành hơn 31 triệu đồngSau Tết nhân dịp đi quay MV tại Mỹ Bằng quê hương, nơi sinh ra và lớn lên, nơi bố mẹ vẫn sinh sống tại đây, cô đã kết hợp trao quà cho các em nhỏ và các gia đình chính sách.
Trao tiền cho những người có công |
Trang Viên đã giành hoàn toàn số tiền bán tập thơ “Đêm mặn” của mình và kêu gọi những người bạn tài trợ ủng hộ cả chuyến xe, chở mấy chục bao quần áo về làng.
Cô đã cùng đội thiện nguyện xã Mỹ Bằng trao tặng những phần quà và tiền tới các cụ già neo đơn, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của xã, của thôn. Đóng góp một phần nhỏ bé vào quỹ Cựu chiến binh, tài trợ trang phục cho hội phụ nữ, động viên phong trào văn hóa, văn nghệ của thôn. Cô nói: "Đây là nơi quê hương, chôn rau cắt rốn, có bà con hàng xóm thân thương, anh em họ hàng thân quyến, còn nhiều hoàn cảnh vất vả khó khăn, nên dù lập nghiệp nơi xa nhưng lòng vẫn luôn hướng về, như là sự biết ơn".
Niềm vui khi đón nhận những phần quà |
Tuổi thơ của Trang Viên trải qua nhiều cơ cực. Bố là bộ đội và cô rất tự hào về người bố đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến chống Mỹ. Là dũng sỹ và được trao tặng nhiều phần thưởng nhưng vì vết thương ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Suốt cả quãng đời lớn lên của mình, cô chỉ thấy bố lang thang, đầu tóc bơ phờ, chỉ nhớ chuyện chiến trường với những đợt xung phong, những trận chiến. Mọi gánh nặng đều dồn lên đôi vai của mẹ. Và vì vậy gia đình chỉ mong có cơm no đã là niềm vui lớn.
![]() |
Các em nhỏ quây quần bên cô giáo, Á hậu Trang Viên |
Mặc dù còn nhỏ đi học nhưng cô làm tất cả việc của người lớn, từ lăn lộn ở ruộng vườn đến mò cua bắt ốc…và vì thế cô hiểu rõ những thiệt thòi của các em nhỏ. Sau này về Hà Nội có điều kiện hơn cô vẫn luôn đồng hành cùng các em. Không chỉ ở quê mà ở mọi miền đất nước.
Tuy không giàu có nhưng bằng tấm lòng của mình, cô đã kêu gọi bạn bè, những người cùng chí hướng thường xuyên đi làm từ thiện. Cũng có lần cô vận động các nghệ sỹ về quê biểu diễn lấy tiền ủng hộ người nghèo. Trong năm 2019, cô lặn lội lên tận Đồng Văn, (Hà Giang), Điện Biên xa xôi trao quà cho các em. Và đặc biệt cô đã vận động các mạnh thường quân ủng hộ áo quần làm từ thiện tận Bình Phước xa xôi.
Chuyến đi Điện Biên khánh thành ngôi trường do Đội "Thiện tâm" ủng hộ. |
Có lần đúng dịp Trung thu, cô đã cùng những người bạn trong đội thiện nguyện đi trao quà, khánh thành ngôi trường, tặng sách cho các em nhỏ miền núi xa xôi, mặc dù cậu con trai nhỏ muốn mẹ bên cạnh để đón tết. "Đem lại niềm vui cho mọi người mặc dù có hy sinh tình cảm riêng cũng là điều nên làm", Trang Viên tâm sự như vậy.
Tập thơ tình "Đêm mặn" tái bản, Á hậu Trang Viên hy vọng sẽ được nhiều người ủng hộ để cùng làm từ thiện |
Cuối năm 2019, tập thơ tình “Đêm mặn” đã được NXB Hội nhà văn đồng ý cho tái bản. Trang Viên hy vọng sẽ là nguồn làm từ thiện cho các em. Số tiền trao tặng cho học sinh ở huyện miền núi Lâm Bình cũng là từ việc bán sách.
Cô nói quan trọng không phải cứ giàu có mới làm từ thiện mà trước hết phải bằng cái tâm của mình, bằng sự yêu thương chân tình. "Có tâm sẽ đứng ra vận động bạn bè, những người có cùng chí hướng, kết nối được những tấm lòng, thì sẽ làm được từ thiện. Có tâm mọi khó khăn cũng sẽ vượt qua".
Yêu thương, đồng hành và luôn mong muốn làm tất cả cho các em nhỏ chính là tấm lòng của cô giáo, á hậu Trang Viên.
P.V
" alt=""/>Chữ “tâm” của á hậu, cô giáo Trang Viên làm từ thiện